Mình rất ngạc nhiên khi hôm nay chợt lóe lên trong đầu ý nghĩ của một loài hoa.
Mấy bài đăng vừa rồi, như có sự mách bảo tâm linh, đó là sự bực dọc rất nhiều với giáo lý của Nhà Phật. Còn bực mình trước kia gọi là Phật Giáo sao bây giờ gọi là Đạo Phật? Hai từ này khác hẳn nhau, đạo là quy luật, là con đường là cái phải hướng tới, chẳng lẽ theo Đạọ Phật là biến người Việt Nam thành các thầy tu hết hay sao? Ai thích tu thì tu, chứ sao lại áp dụng tràn lan ra cho đời thường. Đây là đạo của kẻ tu hành đấy chứ, có phải đạo của con người đâu? Mà nhân quả, giáo lý hay thì tại sao lại không tồn tại ở chính nơi mà Đạo Phật sinh ra là Ấn Độ ấy, làm gì còn Đạo Phật, có phải người ta tỉnh ngộ ra từ lâu không?
Chẳng biết giáo lý Đạo này hay ở chỗ nào, chỉ thấy xuyên suốt những khái niệm đời là bể khổ, con người không thể làm gì thay đổi được số phận, cách tốt nhất là làm cho bị triệt tiêu dục vọng, triệt tiểu các cung bậc cảm xúc, nhận nhục chịu đựng, tiến tới tu hành, mặc kệ trần thế. Rõ ràng nếu xét trên sự tiến bộ của con người và đạo đức thì đây là sự tiêu cực, thực chất là sự bất mãn, xa lánh. Nó làm cho con người tự cô lập, quay lưng lại với mọi người. Dù con người là nhân tố quan trọng nhưng con người chẳng thể sống một mình, cần phải sống trong sự hòa đồng, hội nhập với công đồng và các mối quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm. Chưa kẻ cái quan trọng nhất còn là môi trường xung quanh thì con người mới tồn tại được.
Cái thuyết của Nhân Quả mới nghe qua thì tưởng cũng hay, cũng hợp lý, nhưng vì không giải quyết trong những trường hợp cụ thể mà nó lại biến thành "kẻ thủ ác", biến thành suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những hành động sai trái trong xã hội. Nghĩa của nó là : gieo nhân naò gặp quả nấy, ai bị khốn khổ, bị hành hạ đều là do ăn ở không ra gì, nếu không phải ở kiếp này thì là từ kiếp trước.... Và thế là hình thành nên một luồng tư tưởng, ai gặp bất hạnh, hay khốn khó là do "không ra gì". Cho nên hàng xóm láng giềng, rồi xã hội cứ là tránh cho xa, để mặc trời hành đạo, lấy lại công bằng.
Mà "trời" trong trường hợp này mới "lệch lạc" đây. "Trời" là những con người bằng xương bằng thịt, nhưng là kẻ xấu, là kẻ tham lam, độc ác. Nhũng kẻ này khác người bình thường là chúng lại có quyền, có tiền thế là chúng vung ra để " vừa ăn cướp, vừa la làng" rồi hãm hại người ta. Nhưng cả xã hội đều thấy như là chúng "có phúc" mới được vậy, còn ai "vô phúc" thì bị chúng xử lý là đáng đời, là nhân quả.
Thế là chỉ cần nhờ quan điểm của Đạo Phật mà ai cũng được phổ biến, cũng được giáo huấn mà những "thủ phạm của xấu xa" lại biến thành kẻ "thay trời hành đạo", còn các "nạn nhân, con mồi" của bọn chúng thì cứ cắn răng mà chịu, vì cũng chẳng dám kêu ai, mà kêu cũng chẳng ai giúp vì "nhân quả " mà. Thay vì phải giải quyết, đấu tranh loại trừ cái xấu đi thì quay ra giải thích nguyên nhân để dung túng cho cái xấu nó hoành hành. Trách sao mà mình không ghét chứ?
Ngay như chuyện mình giúp cho một người chị có tên đặt cùng mình cho Blog này, chuyện quá bất công, vô lý, vô nhân đạo,...tất cả các cấp, các cơ quan đoàn thể (nhất là cái ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng) văn bản mình gửi cho chị, rồi chị gửi đi không biết bao nhiêu mà kể, rồi đến cả Chủ tịch Nước cũng gửi, cũng biết rồi, thế mà lệnh của Văn phòng Chủ tịch Nước gửi xuống mà tuyệt nhiên chẳng ai động tĩnh gì. Hơn một năm người ta không việc, không lương lấy gì nuôi thân, còn nuôi và cho con cái ăn học... đó là gì? Là sự vô trách nhiệm, vô lương tâm chứ....
Hay người ta lại nghĩ đó là nhân quả. Chẳng thế mà một Ông Giáo sư Phong thủy của Bộ Xây dựng còn bảo chị ấy "bị thế là do trả nghiệp từ 2 đời trước" còn những kẻ hành hạ chị ấy lại được thương xót thế này "họ khổ vì phải làm việc với em". Có biết đâu bọn chúng khổ thế nào được cơ chứ? Chúng có quyền, có tiền, lại sẵn cả thủ đoạn, lừa lọc, độc ác... thì ai làm gì được mà chúng khổ, chúng hành hạ người ta để mua vui, để cho thiên hạ định nghĩa Nhân Quả ngược đời.
Nghĩ lại mà xấu hổ với thế hệ cha ông ngày xưa. Khi ấy kẻ trộm, kẻ cướp cứ phải lấm lét, gặp người đi ngang qua đã sợ chạy mất, vì các bác, các chú, các anh ngày ấy đâu bỏ qua, họ giúp đỡ nhau chống lại thói xấu, chống lại kẻ gian, bảo vệ người bị hại. Bây giở bọn chúng tha hồ ngang nhiên, cướp xong lại còn đe nạt người bị chúng lấy cắp, còn thiên hạ kẻ cả đông nghìn nghịt thì cứ "trơ mắt" nhìn thôi.
Đạo đức xuống cấp như thế, ai chỉ cần có lương tri là đã xót xa lắm rồi! Thèm về xa xưa, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc biết bao.
Lại nói đến chuỵện chọn Quốc Hoa. Chẳng biết từ bao giờ mình đã thích Hoa Sen. Thích từ nhỏ, mùi thì thơm thoang thoảng, hạt ăn thật bùi, ngó sen làm nộm thì nhất, lại còn sống trong bùn mà vẫn vươn lên... nói chung thì mình phảỉ gọi là mê mẩn với Hoa Sen. Nên nghĩ chắc Hoa Sen là nhất cho sự lựa chọn Quốc Hoa. Sau rồi mình lập cả trang G+ lấy tên Tinh Túy Hoa Sen, rồi lập Blog lấy tên Quốc Hoa Việt Nam.
Lạ nhất là việc lập Blog. Mình trang trí và đăng lên khoảng 10 bài rồi định giới thiệu với Bạn bè nhưng thế nào mà không xem được. Chẳng biết trong lúc thao tác mình bấm nhầm lệnh gì không, đến giờ cũng chưa tìm ra nguyên nhân. Mặc dù hôm nay thì mình biết thêm nếu muốn Blog chỉ tác giả đọc thôi thì bấm vào chỗ nào, nhưng Blog vè Hoa Sen ấy cũng không bị nhầm lệnh này.
Lạ vì những trục trặc không cho mình trình Blog mà tư tưởng Hoa Sen chủ đạo là Quốc Hoa của Việt Nam. Cho đến cách đây mấy hôm, mình có việc đi qua đầm Sen. Không phải mùa hoa nên lá táp quăn queo, chuyển sang màu tro tơi tả. Mình mới thấy Hoa Sen cái gì cũng được, duy nhất là chóng tàn. Chơi Sen chỉ được 1 ngày thôi, rồi thì hôm sau cánh rụng lả tả.
Lạ thật đấy, tất cả như có điều gì đó không thể giải thích, để đợi hôm nay vụt đến trong đầu mình là một loài hoa khác, một cái tên mà mình lại liên tưởng đến tâm linh và sự biết ơn. Hoa Lay-ơn ( có nơi gọi là hoa Lay-dơn).
Ừ nhỉ, loài hoa này là lựa chọn tuyệt đối quá còn gì? Hoa đẹp một cách kiêu hãnh, sang trọng, thanh tao. Hoa có rất nhiều màu, trắng thì trắng muốt, đỏ thì đỏ thắm, vàng thì vàng rực,... chưa kể bây giờ lai tạo được màu sắc vô cùng phong phú. Hoa Lay-ơn được để ở nơi trang nghiêm, đẹp lịch sự. Đặc biệt là độ bền của hoa cũng hàng tuần. Hoa lại có bốn mùa.
Vẻ đẹp của Hoa Lay-ơn đã trong sự công nhận tuỵệt đối của mọi người rồi. Mình chẳng cần nói thêm và thuyết phục nữa. Hoa được tôn thờ lắm, khi xưa còn nghèo, còn khó khăn thì chỉ vào dịp Tết mới dám chơi Hoa thôi. Khó quên nhất là hình ảnh đám cưới ngày xưa của ông bà, cha mẹ. Cô dâu ôm bó hoa Lay-ơn trắng trong những bức ảnh đen trắng, làm nên những ấn tượng chẳng bao giờ phai. Hoa Lay-ơn mà cắm trên bàn thờ, trong các đền thờ, miếu mạo, nơi thờ tự... thì không có hoa nào bằng.
Lần này thì trong trái tim mình, Hoa Lay-Ơn đúng là loài Hoa xứng đáng được gọi là Quốc Hoa của Việt Nam, mà tuyệt vời nhất là chưa có nước nào lấy hoa này làm biểu tượng. Thế thì nhất rồi!
Với mình thì Việt Nam tuy bé nhỏ, nhưng phải độc đáo và kiêu hãnh. Bởi vì mình rất tự hào khi được làm người Việt Nam, tự hào với truyền thống và lịch sử của chúng ta, của thế hệ Ông cha chúng ta.
Nhất định mình sẽ gửi bài viết với đề cử về Hoa Lay-Ơn. Và sự thuyết phục của mình đây là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp con người Việt Nam và cái dáng thanh mảnh vút cao, rất hợp với hình chữ S, hình của Rồng bay lên.
Cứ chọn Hoa Lay-ơn làm Quốc Hóa đi phải không bạn? Rồi thì nhìn loài Hoa biểu tượng đẹp đến như vậy thì con người sẽ tự tốt lên thôi mà.
Ừ, viết được đến đây mình bỗng thấy lòng mình nhẹ lại. Thôi thì cứ ngắm hoa đi đã...... Hoa đẹp thế kia mà!
À, mà trong bài viết này mình cũng đã ví các cô gái Việt Nam đẹp như loài hoa này rồi.
NHAN SẮC VIỆT NAM
NHAN SẮC VIỆT NAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét