ĐỪNG ĐỂ CHẢY MÁU
CHỈ VÌ THỎA MÃN.....
..............ĐAM MÊ........
Chủ đề ROI MÂY là tên gọi mà Mây Hồng lựa chọn cho những nội dung liên quan đến trách nhiệm và lợi ích cộng đồng, hay nói chính xác là lợi ích của nhân dân.
BÀI HỌC THỨ HAI: HÃY NÓI KHÔNG VỚI VIỆC VAY VỐN NGÂN HÀNG ĐỂ MUA NHÀ Ở, KỂ CẢ KHOẢN VAY KHÔNG CÓ LÃI SUẤT.
Nhân dân ơi, khi các em vừa thấy chị Hằng Nga ghi ra cái tiêu đề này thì các em sẽ thấy như thế nào? Cảm giác ngạc nhiên lắm đúng không?
Các em ngạc nhiên là đúng rồi vì mới trước đây ít lâu, việc vay được vốn của Ngân Hàng bất cứ với mức lãi suất nào, cứ vay được là vui mừng là thành công mà.
Cái ý tưởng mà Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ gói giải cứu thị trường Bất động sản bằng cách cho người dân vay vốn của các ngân hàng thương mại để mua nhà với tổng giá trị gói vay là 30.000 tỷ đồng là một đề xuất vô nhân đạo và bất lương.
Vì sao các em có biết không?
Trong khi các chính sách được Bộ Xây dựng đề xuất và được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Chính phủ đã có tác dụng kiềm chế ở thời điểm tăng nóng của thị trường BĐS dẫn đến nó đi vào đóng băng, vào chỗ chết như hiện nay thì việc đầu tiên Bộ Xây dựng phải làm là gỡ bỏ những quy định đấy đi đã những Bộ này lại không động gì đến cơ chế, chính sách mà cứ nhăm nhăm vào cái gói giải cứu này?
Mục đích việc làm này có vì nhân dân hay không? Hay vì chính cái lợi ích nhóm, lơi ích rút ruột của Nhà nước để làm giàu cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm?
Các em đều biết BĐS là hàng hóa, là sản phẩm của xây dựng. Đây là mặt hàng mà Chính phủ không can thiệp, không điều tiết bằng các công cụ quản lý của mình. Có nghĩa là việc quyết định đầu tư, sản xuất, mua bán là do cung cầu xác định và hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Điều này cho thấy, nhà ở BĐS là một thứ hàng hóa giống như hàng vạn thứ hàng hóa khác trên thị trường thì tại sao lại phải giải cứu, phải hỗ trợ riêng cho nó, trong khi những mặt hàng thiết yếu khác lại không? Đó chính là điểm mâu thuẫn mấu chốt ở đây, khi mà những người có mục đích đen tối đang muốn lợi dụng và nhằm vào các em để trục lợi.
Lý do mà chị Hằng Nga đưa ngay vào bài học thứ 2 là để các em nhận biết rằng đây là những luận điệu lừa phỉnh của kẻ chuyên quyền. Nếu chúng ta hiểu đúng bản chất thì đây chính là khoản nợ chưa trả được của tất cả các Ông chủ BĐS khi bán hàng hóa ra thị trường. Và các Ông chủ này hiện đang chính là các con nợ. Nhưng nếu gói giải cứu đươc đưa ra và người mua là nhân dân dại dột chấp nhận vay vốn ngân hàng để thanh toán cho việc mua nhà thì từ vị trí của các Ông chủ BĐS đang là con nợ thì sẽ chuyển sang ngay cho nhân dân làm con nợ của Ngân hàng.
Thực tế các Ông chủ BĐS này còn là con nợ của người mua nhà khi mà các ông này đã quá kiệt quệ không thể tiếp tục thực hiện dự án, tiến độ như đã cam kết và thậm chí phải đối mặt với việc bồi thường thiệt hại hợp đồng khi người mua yêu cầu thực hiện đúng cam kết và bắt buộc phải hoàn trả lại vốn góp đã mua nhà. Và nếu trường hợp này xảy ra thì các Ông chủ BĐS chỉ còn cách phải bỏ tiền và tài sản đã kiếm chác được mang đi tích lũy ra để thực hiện nghĩa vụ và nếu không đủ chi trả thì buộc phải đi vay hoặc đi đến phá sản.
Vây tại sao bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước điêu đứng về chính sách tiến tệ và lãi suất vay và điều hành kinh tế, thậm chí là những doanh nghiệp sản xuất ra những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của dân sinh, họ không bao giờ được quan tâm và trong thời gian qua nhiều người đã bị phá sản, bị mất hết với hai bàn tay trắng thì ông Bộ Xây dựng lại nhăm nhăm vào giải cứu cái ông chủ BĐS tiêu thụ được một thứ hàng hóa xa xỉ là bất động sản do ông làm ra bị tồn khi, không bán được. Cuối cùng thì tất cả vẫn vì lợi ích trên các con số bằng chữ bằng tiền.
Vậy đã đến lúc các em thể hiện quyền lực của mình. Các em không cần can ngăn Chính phủ nên cứu trợ hay không cứu trợ. Mà cứ là tẩy chay và nói không với việc vay vốn này. Đừng bao giờ sung sướng khi được vay, bởi vì dù sao đó cũng là "của nợ". Các em phải đi vay cho mục đích để làm giàu, kinh doanh, tính toán để sinh lời thì khác, còn các khoản vay để phục vụ và cải thiện cuộc sống, thì hãy nghĩ đến trước hết là khả năng chi trả. Nếu chúng ta không có khả năng chi trả từ các nguồn tài chính tương đối ổn định thì đừng bao giờ biến thành nỗi lo lắng, bất an, khổ sở...khi làm con nợ để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Nếu chúng ta không biết tính toán cho hợp lý
thì chúng ta sẽ tự làm mình quay cuồng
trong những toan tính và lo toan
Các sản phẩm BĐS tồn kho hiện nay đều là các sản phẩm có giá bán ở thời điểm cao nhất của thị trường mà gói giải cứu này khi đưa ra, lại nhằm vào ngay cho các ông lớn "bóc lột" này. Chứ các ông chủ " nhỏ xinh" là nhân dân các em đã bị kiệt quệ và chết từ lâu, hoặc còn sống sót thì cũng không phải là đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ gói giải cứu này.
Vậy nên chẳng tội gì mà các em phải mua nhà với giá ở trên trời. Hãy tranh thủ cơ hội này mà đòi tiền lại, từ chối việc tiếp tục mua nhà vì các ông chủ đều vi phạm cam kết hợp đồng với các em rồi.
Chỉ cần các em đòi được tiền đã là thành công và đã làm lợi ra một giá trị bằng tiền cho mình. Vì giá nhà trước đó các em mua nó cao hơn nhiều lần cái giá trị thực và đến thời điểm hiện tại thì thậm chí nó bị xác định bởi giá thị trường rớt giá một cách thảm hại. Vậy thì tại sao các em không lựa chọn lợi ích cho chính mình?
Ngay cả những căn nhà mà các em thích thì các em cũng cứ đòi tiền lại và từ chối tiếp tục mua nhà, vì sau đó các em vẫn có thể mua lại được chính căn nhà này với một giá bán thấp hơn nhiêu với giá bán mà trước đây các em đã phải chấp nhận mua và ký hợp đồng. Vì bản chất sự vieẹc là các em không vi phạm cam kết hơp đồng mà chính các chủ đầu tư dự án vi phạm cá điều khoản này.
Lưu ý phần này: chị Hằng Nga khuyên các em là giải quyết sự việc trên cơ sở lý lẽ và căn cứ của pháp luật. Các em không được lợi dụng số đông, a dua, bầy đàn, hùa theo nhau để đòi hỏi và làm lợi cho mình một cách không chính đáng. Vì một việc làm không chính đáng tất yếu sẽ mang đén một kết cục không ra gì cho các em.
Một sự việc bản chất không tốt đẹp, nhưng lại được ngụy trang bằng những lời lẽ nhân đạo, mỹ miều vì nhân dân, lo cho nhân dân thì có phải là luận điệu đen tối và thâm địa hay không? Họ đang trút của nợ sang cho các em thay cho mình nhưng lại nói là vì các em.
Vậy thì HÃY QUAY LƯNG VÀ NÓI KHÔNG- XIN CẢM ƠN LÒNG TỐT CỦA CÁC ÔNG VÌ TÔI ĐÃ BIẾT LÒNG TỐT ĐẤY LÀ VÌ CÁI GÌ.
Việc này nếu các em làm được, thì không phải rước vào "của nợ" cho mình mà quan trọng hơn cả là các em đã tiêu diệt được một lực lượng không nhỏ cái gọi là QUYỀN LỰC CỦA ĐỒNG TIỀN chỉ bằng cách thể hiện thái độ của mình như ở BÀI HỌC THỨ NHẤT chị Hằng Nga đã chỉ ra cho các em.
Các em thấy đó, khi những " trọc phú" có tiền trong tay, họ cho rằng có thể sống trên tiền và muốn gì cũng được. Nhưng vật đổi sao dời, sự bóc lột các em mang của cải, lợi ích thu vén đi tích trữ riêng mình đã dẫn những kẻ đó đến cảnh này " gậy ông đập lưng ông".
Nhưng đó chỉ là sự lừa dối trong cái vỏ bọc kiệt quệ khốn khổ vì những kẻ đó không muốn phải trả lại những thứ có được từ việc làm giàu không chính đáng thôi, chứ thực chất không khốn khổ như vậy. Vì vậy các em phải để cho những kẻ đó phải mở kho báu đã " cướp" được của các em ra để mà trả nợ.
Khi những kẻ "cường hào" thiết lập một cái thế lực bằng đồng tiền thì cách mà các em tiêu diệt được thế lực "hắc ám" này, chính là đừng bao giờ để cho quyền lực đó được phục hồi.
Hãy để thị trường BĐS rơi tự do đó là lời khuyên rất chân thành của một chuyên gia kinh tế có trách nhiệm vì lợi ích của chính Nhà nước và lợi ích của nhân dân.
Nếu các em làm được việc này thì chính là các em sẽ làm chuyển hóa và thay đổi mọi cách nhìn nhận từ trước đến nay, thay cho việc các em luôn phải xin xỏ, đề nghị, chờ giải quyết thì buộc những người có trách nhiệm phải lắng nghe và tìm hiểu các em để đưa ra quyết định của mình. Khi đó chính là lúc quyền lực của các em được xác lập và công nhận một cách tự nguyện, tự giác và đương nhiên mà không cần các em phải đòi hỏi.
Bài học này chị Hằng Nga đã hướng dẫn và phân tích trên đây.
Đáp áp của bài học thứ hai:
BẤT CỨ LÀ AI, BẤT CỨ LÀ VIỆC GÌ NẾU ĐƯỢC NHÂN DÂN ỦNG HỘ THÌ THÀNH CÔNG, NẾU KHÔNG ĐƯỢC NHÂN DÂN ỦNG HỘ THÌ THẤT BẠI
P/s: Qua bài học này thì các em càng thấy rõ hơn sự khẳng định của Đáp án của bài học thứ nhất đó là:
SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN ĐÓ CHÍNH LÀ SỨC MẠNH CỦA SỰ LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG. VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ SỨC MẠNH NÀY MANG ĐẾN QUYỀN LỰC ĐÓ CHÍNH LÀ BÀY TỎ THÁI ĐỘ CHỨ KHÔNG CẦN ĐỘNG ĐẾN CHÂN TAY .
Sức mạnh đang ở trong chính suy nghí của các em và nằm trong tầm tay của các em đấy, nhân dân ạ!..........
À chị Hằng Nga nói thêm điều này nữa nhé, hôm qua chị Hằng Nga và chú Cuội được một phen cười nghiêng ngả về cái con số nợ của BĐS do cái Ông gì gì đó đưa ra ..hàng triệu tỷ đồng...nếu lấy số này mà so với tổng thu nhập quốc dân;so với tổng giá trị nội tại của tiền tệ, ngoại tệ kim loại quý; so với gía trị kiểm kê tài sản BĐS, phần nhiều là chi phí dở dang; so với cả cách mà các em nhân dân bo bo cất tiền và giữ tiền... thì nó đúng là các con số tung hứng ở trên Mây và Cuội đấy nhé....hi hi..mà nếu đây là số thực thì nhân dân em sướng quá còn gì, chắc chắn là quốc gia giàu nhất thế giới rồi....
3 nhận xét:
Chị Hằng Nga, Mây và Cuội có vô số điểm có lý, rất hay.
Mình có phần băn khoăn : không biết các ông lớn BĐS này có thò tay trong tay ngoài để dụ dỗ,liên kết phần vốn của NN ở các Cty Đầu tư, mua bán nợ, NH...không,tỉ lệ bao nhiêu ? Nếu lần mò ra được đường đi của nguồn vốn này thì có lẽ nhà nước và dân sẽ phải è cổ ra vác những " cái của nợ " của các ông lớn BĐS.
Nguồn tin:http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130523/giai-ngan-vay-mua-nha-lai-suat-6-nam-chi-trong-4-ngay.aspx
Giải ngân vay mua nhà lãi suất 6%/năm chỉ trong 4 ngày
23/05/2013 16:56
(TNO) Chiều 23.5, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) họp báo công bố chính thức việc “rót” 10.000 tỉ đồng dư nợ với lãi suất 6%/năm hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp theo chỉ đạo của Chính phủ.
>> Dành 70% gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng cho cá nhân vay
>> Từ 1.6, triển khai cho vay gói 30.000 tỉ đồng mua nhà lãi suất thấp
>> BIDV tài trợ 30.000 tỉ đồng mở rộng quốc lộ 1
>> 30.000 tỉ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội
>> Hơn 30.000 tỉ đồng hỗ trợ việc làm và dạy nghề
BIDV là ngân hàng tiên phong trong số 5 ngân hàng thương mại nhà nước được giao thực hiện gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.
Giải ngân vốn trong 4 ngày
Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV, cho biết ngân hàng xin đăng ký và dành nguồn vốn khoảng 10.000 tỉ đồng. Đối tượng ưu tiên sẽ tập trung vào các dự án đang thi công dở dang, thiếu vốn và có khả năng hoàn thành trong 2013, đã hoàn thành thủ tục đầu tư và có người mua.
“Sở dĩ chọn đối tượng này vì BIDV muốn đưa vốn vào tham gia thị trường, hỗ trợ người mua nhanh nhất. Chúng tôi sẽ ưu tiên tập trung dự án tại Hà Nội và TP.HCM và thời gian xử lý hồ sơ, nếu đầy đủ, sẽ cấp tín dụng trong vòng 20 ngày đối với doanh nghiệp, 4 ngày đối với cá nhân”, ông Tú cho biết.
Cũng theo Tổng giám đốc của BIDV, mọi quy trình cho vay sẽ được công khai minh bạch trên 700 điểm giao dịch của BIDV.
Thời kỳ đầu, ngân hàng dành số vốn tập trung cho các doanh nghiệp để tăng nguồn hàng, xây dựng các dự án mới...
BIDV tiên phong cho vay 10.000 tỉ đồng mua nhà ở xã hội với lãi suất 6%/năm
Đối với các doanh nghiệp là chủ đầu tư nhà ở xã hội và nhà ở thương mại chuyển đổi, vốn tham gia tối thiểu mỗi dự án là 20%. Việc cho vay quyết định trên cơ sở năng lực, điều kiện và hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi của từng dự án cụ thể. Thời gian tối đa không quá 5 năm, lãi suất cho vay 6%/năm. Lãi các năm tiếp theo trên cơ sở lãi bằng 50% lãi suất bình quân nhưng không quá 6%/năm.
Với cá nhân, hạn mức cho vay tối đa 80% giá trị nhà và thời hạn 15 năm, lãi suất áp dụng của Ngân hàng Nhà nước tối đa 10 năm chỉ 6%/năm.
Tham dự buổi họp báo, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết: “Lúc đầu chúng tôi cân nhắc nên chăng phân bổ 30.000 tỉ cho các ngân hàng hoặc các khu vực trọng điểm, nhưng cuối cùng không phân bổ, mà làm theo hướng ngân hàng nào triển khai nhanh, mạnh, giải ngân đến đâu, gói phân bổ này cấp đến đó, không phân chia theo tỷ lệ”.
Tin, ảnh: Anh V
MH đưa cả bản tin này vào để tiện theo dõi vì sao các Bạn biết không?
Chính là mâu thuẫn từ phát ngôn và thực chất việc giải ngân nguồn vốn này là "treo đầu dê bán thịt chó thôi"
Trong khi Chính phủ phê duyệt và chấp thuận để hỗ trợ cho vay cá nhân 70% thì phát ngôn của Ngân hàng đây:
"Thời kỳ đầu, ngân hàng dành số vốn tập trung cho các doanh nghiệp để tăng nguồn hàng, xây dựng các dự án mới..."
BĐS đang chết, cần giải quyết tồn đọng tại sao lại để xây dựng dự án mới?
Và cuối cùng lại vẫn vào doanh nghiệp và cho chủ đầu tư vay chứ không pahỉ người mua?
"Đối với các doanh nghiệp là chủ đầu tư nhà ở xã hội và nhà ở thương mại chuyển đổi, vốn tham gia tối thiểu mỗi dự án là 20%. Việc cho vay quyết định trên cơ sở năng lực, điều kiện và hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi của từng dự án cụ thể. Thời gian tối đa không quá 5 năm, lãi suất cho vay 6%/năm. Lãi các năm tiếp theo trên cơ sở lãi bằng 50% lãi suất bình quân nhưng không quá 6%/năm."
Cá nhân người mua nhà là ai?
Thực tế chúng ta phai hiểu gói này là để hỗ trợ cho những tồn động, có nghĩa là nó đang tồn kho và người mua thì phải là những người đã ký hợp đồng mua và có khoản nợ lãi suất cao, gặp khó khắn trong việc chị trả.
Vì thế gói giải cứu này thực chất không phài là việc giải ngân mới lượng tiền đó mà là chuyển hạch toán trong hệ thống Ngân hàng. Từ các khoản nợ xấu chuyển sang nợ tốt, có khả năng chi trả, có nghĩa là phải giảm lãi suất cho các hợp đồng của người dân mua nhà vay vốn ngân hàng.
Lý do gì mà giải ngân gấp rút vậy. chỉ có 20 đến 4 ngày?
Nghĩa là bản chất sự việc này vẫn tập rung vào lơi ích nhóm, vì nếu đúng nhưng gì báo cáo với Chính phủ thì sẽ tập trung cho ng mua. thì gói này phải để chuyển các khoản nợ của dân vay mư nhà trước kia vơi lãi suất cao thì bây giờ chuỷen nhóm vào lãi suất thấp hơn. Nghĩa là phải trả cho các Ngân hàng chứ không phải mang ra để giải ngân cho cáckhaonr vay mới.
Vì cách làm như bản tin trên và các phát ngôn thì sẽ phát sinh ra nợ mới lãi suất thấp, còn các khoản nợ xấu vẫn không xử lý được. Thiệt hại chênh lệch lãi suất này sẽ lại về nhà nước.
Đăng nhận xét